Các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng
Trước đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi đợt 1, năm 2021, đã có 981.773 thí sinh dự thi.
Tính đến ngày 13/7, có hơn 26.000 thí sinh ở 42 tỉnh, thành phố chưa dự thi đợt 1, có nguyện vọng tham dự đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Đây là các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và các thí sinh trong khu vực cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tỉnh An Giang có số lượng thí sinh dự kiến thi đợt 2 nhiều nhất, tiếp đến là Đồng Tháp, Bình Định, TP. HCM,...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra vào các ngày từ 5 đến 7/8/2021. Tuy nhiên, đây là mốc thời gian đưa ra để các Sở GD-ĐT xin ý kiến UBND cấp tỉnh, sau đó mới đề xuất lại Bộ GD-ĐT để thống nhất.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, những thí sinh thuộc diện F0, đã được phép đặc cách tốt nghiệp THPT ở đợt 1 theo quy chế thi, nhưng vẫn có nguyện vọng dự thi ở đợt 2 thì vẫn được phép. Tuy nhiên, các thí sinh này cần có đơn hủy quyền được đặc cách.
Thanh Hùng
Camera xác định thời điểm nam sinh Hà Nội đi muộn, bật khóc ở trường thi
Theo đoạn clip được camera của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam ghi lại, nam sinh Nguyễn Kim Đức (học sinh Trường THPT Lương Văn Can) đã đến điểm thi vào lúc 7h52 sáng ngày 8/7, tức muộn quá 15 phút so với thời gian tính giờ làm bài.
" alt="Thí sinh không thể hoàn thành thi tốt nghiệp THPT đợt 1 được thi đợt 2" />Thí sinh không thể hoàn thành thi tốt nghiệp THPT đợt 1 được thi đợt 2
Vợ trẻ của diễn viên Minh Tiệp từng lọt top 20 Hoa hậu Việt Nam 2010. Cô luôn nhận được nhiều lời khen ngợi về nhan sắc và phong cách thời trang.
Thùy Dương có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực người mẫu và thời trang. Chia sẻ với VietNamNet, cô cho hay, với mình dù ở lứa tuổi nào thời trang và việc mặc đẹp cũng vô cùng quan trọng. "Tôi nghĩ ngày xưa chỉ cần 'ăn no mặc ấm' còn bây giờ là 'ăn ngon mặc đẹp'. Tôi là người rất quan tâm và đam mê thời trang, tôi rất thích những style cá tính và gần như là không thích bị đụng hàng. Tôi vẫn luôn muốn thử nhiều phong cách khác nhau nhưng quan trọng nhất là mặc lên phải hợp với mình", Thùy Dương chia sẻ.
Vì quá yêu thích thời trang, Thùy Dương đã học may để có thể may những món đồ theo sở thích. Trên trang cá nhân, người đẹp sinh năm 1990 thường xuyên 'khoe' những sản phẩm tự mình thiết kế.
"Tôi học may vì đơn giản là tôi thích việc đó. Tôi muốn được tự thiết kế đồ cho bản thân vì thích những thứ khó đụng hàng. Việc tự may đồ có thể đáp ứng được điều đó. Nhiều khi mua đồ về tôi vẫn sửa lại món đồ đó theo kiểu mình thích nhất", Thùy Dương nói thêm.
Khi được hỏi có sợ ông xã ghen vì thường xuyên diện đồ đẹp, Thùy Dương thẳng thắn chia sẻ không có chuyện như vậy. Thậm chí, chính Minh Tiệp là người thích cô mặc đẹp và thường xuyên nhắc nhở vợ phải luôn đẹp.
"Chồng thường xuyên rủ tôi đi mua sắm. Công việc của vợ chồng tôi đều liên quan đến thời trang, chúng tôi đã từng học bên Hàn Quốc về đào tạo người mẫu và đạo diễn thời trang nên ý thức về ăn mặc đã ngấm sâu vào suy nghĩ của chúng tôi. Chồng tôi nói rằng hãy thử thật nhiều phong cách, không cần quan tâm đến tuổi tác, miễn sao nó hợp với mình và đẹp là được", Thùy Dương nói.
Có lẽ nhận được sự ủng hộ từ ông xã nên Thùy Dương ngày càng thăng hạng về nhan sắc cũng như thời trang. " alt="Vợ kém 13 tuổi của diễn viên Minh Tiệp ngày càng thăng hạng nhan sắc" />
...[详细]
Thứ ba,số lượng nghiên cứu mà mỗi giáo sư được phép hướng dẫn tại mỗi thời điểm được tăng thêm 2, tương ứng với phó giáo sư là 1, so với quy chế cũ.
Rõ rằng 3 vấn đề được nêu ở trên là liên quan trực tiếp đến chất lượng của đào tạo tiến sĩ. Tuy nhiên theo phân tích ở trên, việc nới lỏng như trên trước mắt là sẽ góp phần tăng số lượng tiến sĩ được đào tạo, còn về chất lượng thì khó có thể tăng lên.
Nên chăng Bộ GD-ĐT cân nhắc thêm việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng (đặc biệt là đối với một số lĩnh vực đặc thù), không nhất thiết phải có các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong luận án tiến sĩ, mà luận án tiến sĩ có thể chỉ là các kết quả nghiên cứu ứng dụng.
9 ý kiến cần được bàn thêm
Có những quan điểm khá thú vị và cũng có phần bất ngờ về việc nới lỏng của quy chế mới về đào tạo tiến sĩ rất cần được bàn thêm như sau:
1.Thứ nhất, có ý kiến cho rằng việc chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt (đạt khung từ 0,75 điểm trở lên) sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước (mà theo phân tích thì nên được gọi là các tạp chí không quốc tế hay các tạp chí quốc gia) phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc nâng chất lượng một tạp chí khoa học phải được cụ thể hóa bằng chất lượng của lãnh đạo tạp chí, của hội đồng thẩm định tạp chí và quan trọng là đẳng cấp của các tác giả có bài được công bố trên tạp chí này. Việc các nghiên cứu sinh công bố công trình trên những tạp chí này thì đương nhiên là tốt, trước mắt là về mặt số bài, nhưng nếu nói là để nâng chất lượng và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế thì nên được cân nhắc thêm, bởi lẽ nghiên cứu sinh cũng chỉ là những người đang học làm nghiên cứu và năng lực của họ cũng rất khác nhau.
2.Thứ hai, có ý kiến cho rằng có những lĩnh vực chỉ công bố ở Việt Nam. Thật ra quan điểm như thế này là không đúng tinh thần của nghiên cứu khoa học, bởi lẽ nghiên cứu khoa học là không biên giới.
Chỉ có việc công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học rộng lớn thì mới nâng được chất lượng. Khi chúng ta sử dụng các sản phẩm công nghệ thì chúng ta hay ưa chuộng những sản phẩm “made in USA, made in Japan, made in Finland” thì cớ gì trong công bố kết quả chỉ trên các diễn đàn khoa học “made in Vietnam”. Ngay cả đối với các lĩnh vực nghệ thuật, nhân văn, chúng ta cũng luôn quan tâm hoặc thưởng thức các sản phẩm ngoại đó chứ. Và các tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế luôn chào đón sự khác biệt, nghĩa là các ấn phẩm có chất lượng trên thế giới luôn được chấp nhận, không có sự phân biệt nào về địa lý.
3.Thứ ba, có ý kiến cho rằng cộng đồng khoa học khó chấp nhận các nghiên cứu mang tính đặc thù của Việt Nam… Nhận định chủ quan như thế là không đúng với tinh thần khoa học. Hãy thử vào các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín của thế giới mà xem, các học giả trên thế giới công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc đặc thù của Việt Nam. Do đó, rất cần các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cũng công bố về những đặc thù của Việt Nam để có thể quảng bá, thông tin và phản biện thêm với các học giả quốc tế. Đây là cơ hội vừa nâng cao đẳng cấp khoa học và vừa bảo vệ hình ảnh đất nước trước cộng đồng khoa học quốc tế.
4.Thứ tư, có ý kiến cho rằng nếu công bố những kết quả về ô nhiễm, các vấn nạn xã hội, … trên các tạp chí quốc tế có thể làm xấu hình ảnh Việt Nam. Thật ra, một khi đã công bố một kết quả khoa học trên các tạp chí (dù quốc gia hay quốc tế) thì các học giả trên thế giới đều có thể tiếp cận được. Hầu hết các tạp chí quốc gia bằng tiếng Việt thì đều có phiên bản điện tử và các nhà khoa học nước ngoài có thể dùng các công cụ dịch để biết nội dung. Hơn nữa, các vấn đề thuộc về khoa học với dữ liệu rõ ràng thì cũng rất cần được công bố và biết đâu các học giả trên thế giới sẽ có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp Việt Nam giải quyết được những vấn đề đó. Về khía cạnh khoa học và phát triển thì việc đó rất cần thiết.
5.Thứ năm, có ý kiến cho rằng yêu cầu chuẩn luận án tiến sĩ cao nên dễ dẫn đến việc “mua bán” trong công bố khoa học. Thật vậy, đã gọi là mua bán thì chuẩn nào cũng có thể mua bán cả. Nguy hiểm hơn nữa, chuấn càng thấp thì có thể việc mua bán càng dễ dàng hơn, giá rẻ hơn nhưng có thể khó phát hiện hơn vì ít bị cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.
6.Thứ sáu, ý kiến cho rằng bộ lọc ISI/Scopus chưa chắc tốt. Ý kiến này đúng. Thực chất thì bộ lọc ISI/Scopus chỉ là bước đầu thôi và trong số các tạp chí ISI/Scopus thì có cả những tạp chí không tốt, tạp chí “ăn thịt”,… và do đó hiện nay có đại học ở Việt Nam chỉ công nhận khoảng 50% tốp đầu các tạp chí trong danh mục ISI. Tuy nhiên, có thể khẳng định là những tạp chí chưa được vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus thì hoặc là các tạp chí mới thành lập (nhưng được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) hoặc là các tạp chí mà chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến, và những tạp chí mà giới chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến đó là những tạp chí chưa uy tín. Số lượng tạp chí chưa uy tín thì hiện đã lên đến hàng triệu (theo Michael Mabe, Serials). Như vậy, số lượng tạp chí chưa uy tín là rất lớn, so với số lượng khiêm tốn những tạp chí uy tín trên thế giới.
7.Thứ bảy, có ý kiến cho rằng tư duy “duy ngoại” trong công bố khoa học có thể làm cho khoa học Việt Nam không phát triển. Cần nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta hiểu cách phân loại tạp chí khoa học theo hai nhóm gồm tạp chí quốc tế và tạp chí quốc gia thì khái niệm “duy ngoại” có thể trở nên mơ hồ. Như đã nói ở trên, có những tạp chí khoa học do Việt Nam sở hữu và được xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh và đã được vào các cơ sở dữ liệu uy tín ISI/Scopus, và việc công bố trên những tạp chí này chẳng lẽ là “duy ngoại”? Hơn nữa, như đã nói nghiên cứu khoa học là không biên giới, một sản phẩm khoa học dù đã được phát hiện ở Mỹ hay ở Việt Nam thì cũng chỉ là một, một khi sản phẩm khoa học này được công nhận thì đó là một sản phẩm khoa học trong chuyên ngành, nghĩa là khái niệm “duy ngoại” trở nên khập khiễng. Ngoài ra, tại sao trong việc mua hàng thì ta cứ hay “duy ngoại” và có làm cho khoa học Việt Nam chậm phát triển không, vì hàng hóa của là các sản phẩm khoa học công nghệ?
8.Thứ tám, có ý kiến cho rằng công bố trên các tạp chí quốc gia để tạo sự tự tin. Ý kiến này khá mới và cũng có phần bất ngờ. Theo hiểu biết cơ bản của một người làm khoa học thì khi họ thực sự tự tin về kết quả nghiên cứu do họ làm ra thì họ sẽ lựa chọn những tạp chí khoa học lớn trong chuyên ngành để công bố, và đó chính là những tạp chí uy tín cao của thế giới được điều hành bởi những nhà khoa học uy tín cao trong chuyên ngành. Rất ít khi các nhà khoa học chọn công bố kết quả nghiên cứu tốt của họ trên các tạp chí chưa uy tín.
9.Thứ chín, có ý kiến cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới sẽ làm giảm việc mua bán công trình. Ý kiến này cũng thú vị nhưng thực sự là rất bất ngờ. Theo logic thông thường thì yêu cầu sản phẩm càng dễ thì việc mua bán càng thuận lợi và dễ dàng thực hiện chứ nhỉ? Nếu yêu cầu sản phẩm càng cao thì việc mua bán chắc chắn sẽ khó hơn vì giá sẽ cao hơn và cũng dễ bị phát hiện (do phải công khai). Như vậy nói nới lỏng yêu cầu khoa học của luận án tiến sĩ sẽ góp phần làm giảm tệ nạn mua bán trong khoa học thì là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận hơn.
Trong thực tế, các cơ sở đào tạo phải tăng cường việc quản lý và xử lí triệt để các vấn đề liên quan đến liêm khiết khoa học, bởi lẽ tiêu cực thì lúc nào cũng có, đặc biệt là việc lạm dụng các chính sách hỗ trợ trong xuất bản khoa học. Việc vi phạm tính liêm khiết đối với các công bố ISI/Scopus thì nói chung là dễ bị phát hiện hơn công bố trên tạp chí quốc gia của các nước, bởi lẽ các công bố ISI/Scopus thì được soi nhiều hơn bởi cả cộng đồng khoa học chuyên ngành trên thế giới, trong khi đó thì đôi khi những kết quả trên các tạp chí quốc gia của các nước thì ít được nhiều người quan tâm.
TS. Lê Văn Út, Trưởng Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'
"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.
" alt="Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?" />
...[详细]
Hiện trường vụ sạt lở gần nghĩa trang ở thị trấn Camogli. Ảnh: Văn phòng báo chí vùng Liguria
Hôm 20/2, khi một nhóm công nhân đang tiến hành công tác gia cố vùng bờ biển tại Camogli, thì họ phát hiện nhiều vết nứt trên các vách đá. Họ quyết định ngưng việc bảo trì đồng thời đóng cửa nghĩa trang.
Theo thị trưởng Francesco Olivari, sau khi vụ sạt lở diễn ra, nhóm công nhân đã liên hệ với giới chức văn phòng bảo vệ dân sự vùng Liguria để can thiệp và đánh giá tình hình. Một nhóm nhà địa chất của văn phòng đã sử dụng thiết bị bay không người lái để nắm rõ hơn mức độ thiệt hại, và xác định xem liệu có nguy cơ xảy ra một vụ sạt lở nào khác hay không.
“Các vụ sạt lở xảy ra hiện nay rất khó bị phát hiện hoặc dự đoán. Khu vực trên hay diễn ra hiện tượng này vì địa hình ở đây rất mỏng manh", ông Olivari nói với CNN.
Giám định viên Giacomo Giampedrone cho biết, chính quyền thành phố cảng Genoa đã phong tỏa khu vực ven biển bên dưới nghĩa trang ngay trong đêm 22/2, để ngăn không cho các quan tài bị trôi ra giữa biển.
Sau khi khảo sát địa điểm, giới chức thị trấn hôm 23/2 cho biết họ sẽ tiếp tục công việc trục vớt các quan tài cùng những thi hài được an táng tại nghĩa trang.
Video: Twitter
Việt Anh
Trung Quốc dậy sóng vì sáng kiến mai mối gái ế thành phố cho trai quê
Đề xuất mai mối giữa phụ nữ ế chồng ở thành phố cho trai nông thôn của một chuyên gia đã làm bùng nổ tranh cãi tại Trung Quốc.
" alt="Nghĩa trang ở Italia gặp sạt lở, hàng trăm quan tài rơi xuống biển" />
...[详细]
Sprite® là thức uống có gas hương chanh hàng đầu trong danh mục sản phẩm nước giải khát và là nhãn hiệu được đăng ký thành công bởi công ty Coca-Cola. Sản phẩm được phân phối ở các kênh trực tuyến, cửa hàng, ứng dụng giao hàng trên toàn quốc. Để biết thêm thông tin về Sprite, theo dõi Fanapge chính thức tại: https://www.facebook.com/Sprite/
Bích Đào
" alt="MONO và Low G ‘cực cool’ trên sân khấu lễ hội biển Sprite" />
...[详细]
Tòa nhà N3 sau những hứa hẹn vẫn chưa thể bàn giao cho người dân.
Đây được coi là sự ưu ái đặc biệt cho chủ đầu tư dự án. Với sự ưu ái này người dân hy vọng chủ đầu tư sẽ đẩy nhanh tiến độ của dự án. Tuy nhiên, trái ngược với sự kỳ vọng ấy, thay vì đẩy nhanh tiến độ đến nay dự án mới chuẩn bị hoàn thành 2 khối nhà trên tổng số 10 công trình.
Cũng phải nói thêm rằng, đây là dự án liên tục thất hẹn bàn giao. Mới đây nhất chủ đầu tư từng dự kiến bàn giao nhà N3 vào ngày 10/10 nhưng dự kiến vẫn chỉ là dự kiến.
Được biết, nguồn vốn thực hiện các gói thầu này là vốn doanh nghiệp, huy động hợp pháp và vay Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội cho phép lên đến 70% giá trị xây lắp và thiết bị của dự án.
Trong khi đó, hàng trăm hộ dân sau gần 6 năm phải di dời đến các khu tạm cư đang từng ngày mong ngóng được trở về nơi ở cũ, nhưng đến nay vẫn tiếp tục “được” thuê nhà và chưa biết chính xác bao giờ mới được về nhà?
Mất cân đối tài chính
Dù là dự án xã hội hóa với mục tiêu hạn chế thấp nhất sự hỗ trợ từ ngân sách, thế nhưng, dự kiến nguồn thu mà đơn vị này đưa ra lại chỉ có 5.345 tỷ đồng.
Trước đó, theo tính toán của Handico 7 số tiền lỗ được cơ cấu theo 3 đợt thực hiện dự án ở mức khoảng 2.197 tỷ đồng. Với con số lỗ này Handico 7 “mặc cả” đòi thành phố trả cho doanh nghiệp từ nguồn đã thu tiền sử dụng đất, kể cả lợi nhuận từ các dự án thành phố giao và sẽ giao.
Nhìn vào những con số trên, điều khá trùng hợp là số tiền “lỗ” của dự án Nguyễn Công Trứ gần như vừa đủ với số tiền sử dụng đất của 6 dự án mà Cty phải nộp cho ngân sách. Trong trường hợp được chấp thuận, dường như Cty được cho không 213.000m2 đất và còn rất nhiều quyền lợi khác.
Ngày 9/11 vừa qua, , Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã chủ trì cuộc họp về cơ chế đầu tư dự án xây dựng nhà ở chung cư cao tầng N3 thuộc Dự án cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nguyễn Công Trứ.
Tại thông báo kết luận cuộc họp nêu rõ chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu: Làm rõ giá trị mất cân đối tài chính của Dự án và cơ chế hỗ trợ.
Đồng thời, xác định rõ các nguyên nhân gây mất cân đối tài chính của dự án và phương án hỗ trợ. Việc miễn tiền chi phí tạm cư cho các hộ dân và không tính lãi suất vay từ Quỹ đầu tư phát triển Thành phố: Yêu cầu liên ngành rà soát lại và báo cáo UBND thành phố.
Thành phố cũng yêu cầu tính toán sơ bộ phần giá trị mất cân đối được bù đắp từ lợi nhuận của các ô đất đã được bàn giao và cần xác định giá trị bù đắp giá trị của từng ô đất đồng thời dự kiến tiến độ triển khai dự án tại các ô đất này.
Cải tạo chung cư cũ vẫn đang là bài toán khó trăm bề khiến cả chính quyền và các cơ quan chức năng “đau đầu”. Đến nay, tiến độ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chỉ bước những bước “ì ạch”.
Trong khi đó, nhìn vào Dự án cải tạo tập thể Nguyễn Công Trứ, là dự án được thí điểm cải tạo đầu tiên của Hà Nội nhận được nhiều ưu ái đặc biệt nhưng vẫn chỉ triển khai với tiến độ “rùa bò”. Hơn thế còn rơi vào cảnh mất cân đối tài chính, “mặc cả” thành phố khiến dư luận không khỏi băn khoăn: Tại sao Handico7 lại được thành phố ưu ái, “cưng chiều” đến thế?
Hồng Khanh
Chung cư cũ được gỡ rào cải tạo" alt="Dự án cải tạo TT Nguyễn Công Trứ liên tục thất hẹn" />